Theo dự thảo báo cáo của Hiệp hội, việc giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm điện lạnh và điện gia dụng nguyên chiếc theo CEPT (Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung) sẽ được hoàn tất vào năm nay 2005 theo lộ trình AFTA
Ngày 8/4/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 48/2005/NĐ-CP về việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% có hiệu lực từ ngày 1/4/2005 đến 31/12/2007 cho 6 loại mặt hàng của Thái Lan để thực hiện thoả thuận giữa 2 nước liên quan đến việc Việt Nam hoãn thực hiện CEPT của các nước ASEAN, trong đó có các mặt hàng điện lạnh và điện gia dụng như máy điều hoà không khí, máy giặt và tủ lạnh. Việc giảm thuế theo lộ trình AFTA và theo Nghị định 48/2005 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các DN điện lạnh và điện gia dụng tại Việt Nam nếu mức thuế nhập khẩu đối với các linh kiện/cụm linh kiện và nguyên vật liệu để sản xuất những sản phẩm này không được điều chỉnh kịp thời. Hiện nay, thuế nhập khẩu MFN của Việt Nam đối với các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên liệu để sản xuất máy lạnh cũ điều hoà không khí, máy giặt cũ và tủ lạnh cũ đều đang ở mức cao: Đối với máy điều hoà không khí từ 15-30%; tủ lạnh từ 15-30% và máy giặt là 50%.
Sự chênh lệch khá lớn giữa thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ Thái Lan và các nước ASEAN khác với thuế nhập khẩu MFN của Việt Nam đối với các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu không những gây khó khăn cho các DN Việt Nam mà còn mang lại lợi thế rất lớn về giá thành cho các sản phẩm nguyên chiếc sản xuất tại Thái Lan cũng như các nước ASEAN khác, đẩy các DN trong nước vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Sắp tới, khi Việt Nam thực thi đầy đủ những điều khoản trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO, việc tính thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá như hiện nay sẽ bị bãi bỏ và nếu thuế nhập khẩu MFN như hiện nay không được điều chỉnh, các DN sẽ phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn từ 3 đến 4 lần. Thực tế này sẽ dẫn tới tăng giá thành sản phẩm và làm giảm sút nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của các DN Việt Nam. Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu cho các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu để sản xuất các mặt hàng máy điều hoà không khí, máy giặt và tủ lạnh như sau: Đối với các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu trong nước không hoặc chưa sản xuất được thuế nhập khẩu là 0%; Đối với các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu trong nước có khả năng sản xuất được thuế nhập khẩu từ 0 đến 5% tuỳ theo chủng loại; Đối với các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu trong nước đã sản xuất được thuế nhập khẩu từ 5 đến 10% tuỳ theo từng chủng loại.
Tại hội nghị, có 2 luồng ý kiến được các đại biểu tập trung thảo luận. ý kiến thứ nhất cho rằng, tất cả các loại thuế đều giảm xuống 0% thì mới tạo ra sự bình đẳng đối với tất cả các nhà sản xuất trong nước và sử dụng các công cụ khác để bảo hộ. ý kiến còn lại cho rằng chỉ nên chia các loại linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu thành hai loại là trong nước đã sản xuất được và không hoặc chưa sản xuất được, mức thuế suất đề nghị từ 0% - 5%. Với luồng ý kiến thứ nhất, bà Đặng Thị Bình An, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng, khi đưa ra một biểu thuế không thể làm hài lòng tất cả các bên mà phải đứng trên bình diện chung, vì lợi ích toàn cục. Không thể có mức thuế chung là 0% bởi khi đó sẽ đẩy các nhà sản xuất trong nước vào tình thế khó khăn, thậm chí phá sản, đi ngược lại chủ trương của Chính phủ khuyến khích sản xuất trong nước và thu hút đầu tư. Vấn đề còn lại làm thế nào để tiếp tục có thể bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời không đi ngược lại với các cam kết hội nhập. Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào DN. Tuy nhiên, ềthay vì kiến nghị một cách chung chung, DN phải chỉ cụ thể ra từng loại, chia thành nhóm để lập thành biểu thì cơ quan chức năng mới có thể căn cứ vào đó quyết định một mức thuế chính xác, hợp lýể, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) Quách Đức Pháp nhấn mạnh.
Trên cơ sở các ý kiến của DN, ông pháp đã đưa ra một bản đề xuất để các DN có căn cứ thảo luận thêm. Thứ nhất là những sản phẩm điện lạnh chủ yếu gồm tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy giặt, quạt điện, mức thuế đề xuất là: Thuế nhập khẩu nguyên chiếc từ 40%-50%; thuế nhập khẩu phụ tùng từ 10 - 30%; thuế nhập khẩu các DN đang thực hiện (từ 5% - 15%): tính theo tỷ lệ nội địa hoá. Thứ hai, nhóm phụ tùng được phân làm 3 loại. Nhóm các linh kiện trong nước đã sản xuất được có khả năng cạnh tranh: tủ lạnh gồm vỏ tủ lạnh, khay đựng các loại, thanh đỡ, giá đỡ, bản lề; điều hoà nhiệt độ gồm chi tiết nhựa (vỏ, miếng đệm, dây điện), điều khiển từ xa, bảng mạch; quạt điện gồm phần lớn phụ tùng (cánh quạt, động cơ, chi tiết nhựa, đế quạt); máy giặt gồm vỏ máy, lồng giặt inox, bảng mạch (các loại này hiện trong nước không làm), mô tơ, lồng giặt bằng nhựa, trục máy giặt, động cơ, hộp, thanh cân bằng (có thể làm được), cơ cấu treo, cơ cấu đối trọng (có thể làm được), chi tiết điện lạnh (không làm được). Nhóm này dự kiến thuế từ 15 - 30%. Nhóm các linh kiện khó có khả năng sản xuất tại Việt Nam hoặc có sản xuất nhưng không có lợi thế cạnh tranh như: tủ lạnh gồm lốc rơ le, bộ điều khiển nhiệt độ, dàn bay hơi; điều hoà nhiệt độ, chưa làm được có cục nóng, lạnh, môtơ, cánh quạt, lốc điều hoà; máy giặt gồm môtơ, lồng giặt bằng nhựa trục máy giặt, động cơ, hộp, thanh cân bằng (có thể làm được), cơ cấu treo, cơ cấu đối trọng (có thể làm được), chi tiết điện tử. Nhóm này dự kiến thuế từ 0% - 10%. Nhóm linh kiện phụ trợ đi kèm trong nước đã sản xuất được và có lợi thế cạnh tranh như xốp, hộp giấy, băng keo, tem nhãn, sách hướng dẫn. Nhóm này dự kiến thuế từ 20 - 30%... Các ý kiến phản hồi của DN phải kết thúc chậm nhất sau 2 tuần nữa.
Như vậy, sau rất nhiều cuộc họp, lấy ý kiến DN, vấn đề giảm thuế nhập khẩu linh kiện, cụm linh kiện và nguyên vật liệu để sản xuất của các DN điện lạnh, điện gia dụng vẫn chưa có được một đáp án cụ thể. Thuế chỉ là một biện pháp, quan trọng là DN phải tìm giải pháp nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm, đồng thời sớm có một tiêu chuẩn chung của Việt Nam cho hàng điện lạnh, điện gia dụng cả sản xuất trong nước và nhập khẩu như ý kiến của một số đại biểu... Có như vậy mới tạo ra được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các DN, bởi “thời gian Chính phủ có thể bảo bộ cũng không còn lâu, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, nhưng ngắn mà không làm nhanh sẽ mất hết cơ hội”, như phát biểu của ông pháp tại hội nghị.